Gỗ Shorea phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á, là một trong số ít loại gỗ cứng chắc và nặng hơn gỗ Teak. Gỗ Shorea cũng có tuổi thọ cao, và càng thêm bền bỉ nếu được tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ. Gỗ Shorea cũng có hàm lượng dầu tự nhiên cao để bảo vệ bàn ghế ngoài trời khỏi côn trùng, giảm thiểu sự mục nát cũng như chống lại những tác động tiêu cực của thời tiết.
Nhìn chung, gỗ Shorea có khả năng chống chịu thời tiết và côn trùng tốt, thân thiện với môi trường và chi phí thì rẻ hơn nhiều so với gỗ Teak. Tuy nhiên dòng gỗ này không quá phổ biến trên thị trường.
– Gỗ bạch đàn
Gỗ bạch đàn là loại gỗ cứng có xuất xứ từ Úc, có khả năng sinh trưởng nhanh và tồn tại trong thời gian dài, tiết kiệm chi phí đáng kể so với gỗ Teak. Gỗ bạch đàn mang lại vẻ ngoài mộc mạc, tự nhiên. Loại gỗ này có khả năng chống chọi với tác động thời tiết nhờ lớp dầu tự nhiên. Tuy nhiên, nếu ứng dụng gỗ bạch đàn cho đồ dùng ngoài trời, bàn ghế ngoài trời, vẫn nên sử dụng thêm chất trám khe để cải thiện khả năng chống sâu bệnh, cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực của việc giữ ẩm không đồng đều.
– Gỗ lim (gỗ óc chó Brazil)
Gỗ lim (hay còn gọi là gỗ óc chó Brazil, gỗ ipe) không giống nhiều loại gỗ cứng khác. Loại gỗ này có thớ màu đậm, nhạt dần khi tiếp xúc lâu với thời tiết. Gỗ lim cũng có hàm lượng dầu tự nhiên cao, cấu trúc cứng và dày dặn của gỗ lim giúp giảm thiểu tình trạng cong vênh, móp méo và nứt vỡ.
Gỗ lim có ưu điểm là tuổi thọ cao, kéo dài đến 40 năm, bền bỉ và có khả năng chống mối mọt, phù hợp để làm vật liệu cho đồ dùng, bàn, ghế ngoài trời, nhưng loại gỗ này được đánh giá là khó chế tác, sản xuất.
– Gỗ sồi trắng
Gỗ sồi trắng là loại gỗ có sản lượng “dồi dào”, cứng hơn hầu hết các loại gỗ khác. Gỗ sồi trắng thường được sử dụng để đóng thuyền, do cấu trúc của nó có khả năng chống nước, chống thối rữa rất tốt. Tuy nhiên, gỗ sồi trắng không có nhiều dầu tự nhiên và cần được sơn hoặc sử dụng chất trám để giữ được độ bền.
2. Kim loại
Kim loại thường được dùng làm khung bàn ghế, tăng độ bền chắc cho đồ dùng ngoài trời, dễ dàng kết hợp với vật liệu vải, đệm, kính,… để cho ra sản phẩm hoàn thiện. Vật liệu này có khuyết điểm là bị nóng khi để ngoài trời nắng gây cảm giác khó chịu khi sử dụng. Dưới đây là những kim loại được sử dụng phổ biến cho đồ dùng ngoài trời:
– Thép không gỉ
Cấu trúc của thép không gỉ có mật độ dày đặc, giúp ngăn ngừa các vết lõm và các hư hỏng khác do sử dụng thường xuyên. Giống như hầu hết các kim loại khác, thép không gỉ cũng nóng nếu phơi nắng trong thời gian dài.
Thành phần của thép không gỉ hầu như miễn nhiễm với gỉ sét và ăn mòn, nhưng để tăng khả năng chống chịu thời tiết, đặc biệt là những vùng ven biển nơi có gió biển và nước muối, các nhà sản xuất khuyến khích nên sơn một lớp sơn tĩnh điện trên bề mặt vật liệu này. Thép không gỉ có hàm lượng crom hoặc molypden càng cao thì càng có khả năng chống lại sự ăn mòn gỉ đỏ và vết rỗ bề mặt.
– Nhôm
Nhôm cũng là một trong những kim loại phổ biến nhất để sản xuất đồ dùng ngoài trời. Nhôm có trọng lượng nhẹ hơn sắt, tuy nhiên vẫn đủ nặng để chống chọi với gió bão, thời tiết ngoài trời. Nhôm bền chắc và có thể dễ dàng gia công thành nhiều hình dạng phức tạp khác nhau.
Đồ dùng ngoài trời, bàn ghế ngoài trời sẽ rất đẹp và bền bỉ nếu biết lựa chọn vật liệu phù hợp
– Sắt (sơn tĩnh điện)
Sắt có thể tồn tại hàng trăm năm nếu được chăm sóc đúng cách. Sắt có ưu điểm là rất nặng, khó bị thổi bay trong gió và cũng dễ tạo thành nhiều hình dáng đa dạng cho đồ dùng ngoài trời. Sắt được sơn tĩnh điện là vật liệu phù hợp để ứng dụng làm bàn ghế ngoài trời. Tuy nhiên, đồ dùng ngoài trời thường đòi hỏi tính linh hoạt, trong khi một số đồ dùng ngoài trời chất liệu sắt nặng sẽ khiến cho người dùng gặp khó khăn trong việc di chuyển.
Bàn ghế ngoài trời được làm từ sắt tuy bền bỉ nhưng trọng lượng nặng, không linh hoạt trong việc di chuyển
Bài viết: Khánh Linh