[Video Recap] “Lễ Hội Mua Sắm Tết Giáp Thìn”
[Bản tin Bifa] Khai Mạc “Lễ Hội Mua Sắm Tết Giáp Thìn”
[Đài truyền hình Đồng Nai] Phóng sự “Lễ Hội Mua Sắm Tết Giáp Thìn”
Hết năm 2023, sản xuất, xuất khẩu ngành gỗ của cả nước cũng như Đồng Nai giảm sâu so với năm trước và không đạt kế hoạch năm. Bước vào mùa sản xuất mới, nhiều vấn đề nội tại của ngành gỗ đã và đang phát sinh cần phải khắc phục để có thể hy vọng vào một kết quả thuận lợi hơn.
Bên cạnh tìm kiếm đơn hàng trong nước và xuất khẩu, bài toán cơ cấu, sản xuất xanh theo hướng bền vững cũng là xu thế chủ đạo của ngành gỗ trong năm 2024.
* Năm sụt giảm mạnh về giá trị xuất khẩu
Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, dự kiến kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam trong năm 2023 chỉ đạt khoảng 13,5 tỷ USD, giảm 15,5% so với năm ngoái.
Tương tự, theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng của năm 2023 đạt 12,1 tỷ USD, tương đương 82,5% kim ngạch của năm 2022. Đây là năm ngành gỗ có tăng trưởng âm, thấp hơn gần 3 tỷ USD so với mục tiêu 17 tỷ USD đề ra từ đầu năm.
Chuẩn bị bước vào năm mới, các doanh nghiệp (DN) trong ngành vẫn còn đứng trước nhiều thách thức như: sụt giảm đơn hàng, các thị trường xuất khẩu lớn yêu cầu nghiêm khắc hơn về tính hợp pháp và bền vững của sản phẩm. Nhiều DN phải thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chí có DN đã phải đóng cửa.
Tại Đồng Nai, trong cuộc họp giao ban Công đoàn cơ sở các DN ngành gỗ trên địa bàn tỉnh mới đây, đại diện một số DN cho biết, năm 2023, ngành gỗ bị ảnh hưởng mạnh khi giảm đơn hàng từ 50-70%. Một số DN nhận các đơn hàng không có lợi nhuận để lo việc làm cho công nhân. Các DN không có đơn hàng sản xuất buộc phải sắp xếp cho lao động làm việc luân phiên hoặc cho nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng.
Dự báo tình hình sản xuất, xuất khẩu gỗ trong năm 2024 vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, mục tiêu đặt ra của toàn ngành đến năm 2025, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt 20 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt hơn 18,5 tỷ USD. Đến năm 2030, giá trị xuất khẩu đạt 25 tỷ USD. Trong bối cảnh sức mua của thị trường vẫn yếu thì việc đạt được kế hoạch trên không dễ.
* Vừa lo phục hồi, vừa phải đáp ứng các tiêu chuẩn của thế giới
Để thúc đẩy thị trường, các DN, hiệp hội ngành gỗ đang tích cực thực hiện nhiều chương trình mua bán cuối năm. Tại Đồng Nai, hơn 1 ngàn gian hàng gỗ tham gia Lễ hội mua sắm Tết Giáp Thìn 2024 diễn ra từ nay cho đến hết ngày 4-2-2024 tại khu chợ đầu mối đồ gỗ Hố Nai (đường Điểu Xiển, P.Tân Biên, TP.Biên Hòa).
Theo Tổng giám đốc Công ty CP Tân Vĩnh Cửu (đơn vị tổ chức lễ hội) Võ Quang Hà, sự kiện có quy mô hơn 1 ngàn gian hàng của các DN trong và ngoài tỉnh. Các hoạt động chính nằm trong lễ hội bao gồm: trưng bày và giới thiệu các sản phẩm đồ gỗ nội – ngoại thất Việt Nam chất lượng xuất khẩu; tổ chức các buổi hội thảo chủ đề: giải pháp xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất; ứng dụng sáng tạo mới trong sản xuất, chế biến gỗ; lễ hội giỗ tổ ngành gỗ…
Tương tự, đầu năm 2024, Hiệp hội Chế biến gỗ mỹ nghệ TP.HCM sẽ tổ chức hội chợ HawaExpo 2024, diễn ra từ ngày 6 đến 9-3 với hơn 2,4 ngàn gian hàng, trong đó 80% thuộc nhóm DN sản xuất. Cũng trong năm tới, dựa trên nhu cầu của khách mua hàng, mô hình triển lãm dạng chuỗi đầu tiên tại Đông Nam Á sẽ được ra mắt.
Những bước đi này góp phần mang đến bức tranh toàn cảnh về năng lực của quốc gia xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thứ 5 thế giới. Đồng thời, từng bước tăng cường kết nối cung – cầu, tháo mác “công xưởng gia công”, góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu.
Cùng với việc tìm kiếm đơn hàng, giữ nhịp sản xuất, xuất khẩu thì trước những yêu cầu khắt khe của thị trường, DN ngành gỗ cũng phải tái cơ cấu, thay đổi để đáp ứng các tiêu chuẩn của thế giới.
Đơn cử, đối với thị trường Liên minh châu Âu (EU), quy định chống phá rừng của EU (EUDR) có hiệu lực từ tháng 6-2023 và các DN nghiệp gỗ xuất khẩu sẽ có 18-24 tháng để đáp ứng các yêu cầu từ quy định mới này.
Ông Tô Xuân Phúc, Giám đốc điều hành Chương trình chính sách, thương mại và tài chính lâm nghiệp – Tổ chức Forest Trends cho biết, khoảng 77% tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU là các mặt hàng thuộc nhóm đồ gỗ, gần 23% còn lại là các mặt hàng thuộc nhóm gỗ và bán nguyên liệu. 11 tháng của năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường EU giảm 32% so với cùng kỳ năm 2022. Các quy định mới nói trên sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam sang thị trường giàu có và nhiều tiềm năng này.
Do đó, theo ông Tô Xuân Phúc, 2 yêu cầu cốt lõi các DN cần lưu tâm để các sản phẩm gỗ được lưu thông tại thị trường này là không gây mất rừng và hợp pháp. Hiện tại, nhiều khách hàng trong khu vực này đã và đang áp dụng nhiều tiêu chuẩn sản xuất và tiêu dùng bền vững tự nguyện đối với các sản phẩm gỗ, ví dụ các sản phẩm có chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Bên cạnh đó, Hiệp định Đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và EU về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (Hiệp định VPA/FLEGT) đã được ký kết. Trong đó, Việt Nam cam kết tất cả các mặt hàng gỗ xuất khẩu sang EU là hợp pháp, không cách nào khác, DN buộc phải thích nghi và làm theo.
Nguồn Báo Đồng Nai Văn Gia
Hệ sinh thái Gỗ, từ nguyên liệu đến sản phẩm, được TavicoHome quảng bá tại Lễ hội Mua sắm Tết Giáp Thìn, đón đầu nhu cầu thị trường năm 2024.
Sáng 23/12, Lễ hội Mua sắm Tết Giáp Thìn chính thức khai mạc tại TavicoHome -Thế giới Gỗ và Nội thất ở Đồng Nai. Đây là một sự kiện quan trọng trong chuỗi Hội chợ TavicoHome Viefurn 365 Fair sẽ diễn ra trong năm 2024.
“Chúng tôi kỳ vọng Lễ hội Mua sắm Tết Giáp Thìn sẽ tạo ra cơ hội kết nối giao thương giữa các nhà sản xuất và đối tác, khách hàng trong và ngoài nước, đồng thời xúc tiến thương mại cho chuỗi Hội chợ TavicoHome Viefurn 365 Fair năm 2024, ông Võ Quang Hà – Chủ Tịch Công ty Cổ phần Tân Vĩnh Cửu (TAVICO), cho biết.
Ông Võ Quang Hà – Chủ Tịch Công ty Cổ phần Tân Vĩnh Cửu (TAVICO) phát biểu tại Lễ hội.
Trong nhiều năm, Tavico đã đầu tư rất lớn cho hệ sinh thái gỗ hợp pháp và bền vững. Theo ông Hà, trong chuỗi sản xuất, chế biến gỗ tại Việt Nam, việc thiếu tập trung các nguồn lực từ lâu đã trở thành rào cản trong sản xuất, chế biến đồ gỗ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ông Võ Văn Phi, Phó Chủ Tịch UBND Tỉnh Đồng Nai, nhận xét, ngành sản xuất chế biến gỗ đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung, tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương.
Hiện nay Đồng Nai là một trong những tỉnh có ngành sản xuất chế biến đồ gỗ lớn nhất Việt Nam, chỉ riêng hai tỉnh Đồng Nai và Bình Dương đã chiếm tới 65-70% trong tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ của cả nước.
Theo Phó Chủ Tịch UBND Tỉnh Đồng Nai, các sản phẩm gỗ sản xuất tại Đồng Nai đã xuất khẩu đi 88 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở Mỹ (64,5%), Nhật (12,3%), Hàn Quốc (11,2%).
Ông Phan Nhật Trường – Trưởng Ban tổ chức sự kiện cho biết, Lễ hội Mua sắm Tết Giáp Thìn thu hút hơn 150 doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia, hơn 1000 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm đồ gỗ, nguyên liệu gỗ và sản phẩm phụ trợ ngành gỗ.
Lễ hội Mua sắm Tết Giáp Thìn thuận tiện về địa lý, do tọa lạc trên đường Điểu Xiển, P.Tân Biên, TP.Biên Hòa, cách quốc lộ 1 khoảng 1km. Mặt bằng 1200m và khu phụ trợ thông thoáng, thuận lợi cho việc trưng bày, bốc xếp, đóng gói, vận chuyển hàng hóa đi lại các tỉnh, thành trong cả nước.
Lễ hội Mua sắm Tết Giáp Thìn mong muốn tạo giá trị cộng đồng thông qua “Góc sáng tạo nghệ thuật”, với sản phẩm được tạo dựng từ gỗ và mùn cưa, do trẻ em khuyết tật thực hiện. Toàn bộ số tiền thu được sẽ trao tặng Quỹ từ thiện Phòng khám chữa bệnh Dòng Trợ Thế Thánh Gioan Thiên Chúa- Biên Hòa.
Thông qua Lễ hội này, TAVICO mong muốn góp phần đẩy mạnh các hoạt động thương mại của tỉnh Đồng Nai, kích cầu tiêu dùng vào dịp cuối năm và đóng góp sự phát triển bền vững của ngành gỗ Việt Nam.
Lễ Hội Mua Sắm Tết Giáp Thìn diễn ra đến hết ngày 4/2/2024, dự kiến sẽ thu hút khoảng 10.000 lượt khách tham quan và mua sắm.
Gỗ Việt (Thanh Huyền)
Tavico Home miễn phí giao hàng tại tỉnh thành khu vực miền Nam và miền Trung bao gồm các tỉnh, thành phố như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Bình Định, Gia Lai, Phú Yên, Đăk Lăk, Khánh Hòa, Đăk Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Kiên Gian, Bạc Liêu, Cà Mau.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline Tavico Home: 085.5555.595
Mua hàng trả góp là hình thức mua sắm mà người mua không cần phải trả toàn bộ số tiền của sản phẩm ngay một lúc, mà được chia nhỏ thành nhiều khoản trả hàng tháng. Số tiền trả hàng tháng sẽ bao gồm cả tiền gốc và lãi suất.
Mua hàng trả góp 0% là hình thức mua trả góp mà người mua không phải trả lãi suất cho khoản vay của mình. Điều này có nghĩa là số tiền trả hàng tháng chỉ bao gồm tiền gốc.
Khi bạn quá thích một món đồ nội thất nhưng khả năng tài chính của bạn trong lúc này không đủ thì việc mua hàng trả góp là giải pháp tối ưu dành cho bạn. Bạn có thể dễ dàng sở hữu món đồ nội thất ngay mà không cần phải chờ tới kì lương tiếp theo để tích lũy. Ngoài ra việc trả góp còn có một số ưu điểm như:
Hiện nay Tavico Home có hình thức trả góp thông qua Home Credit cụ thể như sau:
Kottayam House – nhà mái ngói đỏ được xây dựng nhằm hướng tới cuộc sống xanh, sạch, bền vững, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe. Các giải pháp thông minh, đơn giản mà hữu hiệu được ứng dụng linh hoạt vào mỗi không gian, đem đến hiệu quả mỹ mãn cho gia đình.
Kottayam House mang trong mình nét đẹp mộc mạc, gần gũi và sự trẻ trung, năng động
Công trình được xây dựng tại Kottayam, bang Kerala, Ấn Độ, nơi có khí hậu nhiệt đới xích đạo, nắng nóng quanh năm. Bởi vậy, bên cạnh xây dựng các thiết kế xanh, đảm bảo cuộc sống thân thiện với môi trường, ngôi nhà còn đặt ra yêu cầu về làm mát, giảm tác động nhiệt của thời tiết một cách tự nhiên, hiệu quả, an toàn.
Khi những căn nhà ở các thành phố đang dần trở nên đồng bộ, dập khuôn thì Kottayam House – nhà mái ngói đỏ mong muốn mang tới những giá trị riêng biệt, đặc sắc và ấn tượng
Lô đất có diện tích tổng khoảng 1335m2, trong đó, diện tích xây dựng khoảng 353m2. Phần đất còn lại được thiết kế thành các khu vườn và sân chơi. Bên cạnh các cây gỗ cao lớn, cho bóng mát, khu vườn được trồng các loại để rau cung cấp nguồn thực phẩm sạch và an toàn cho gia đình. Ngoài ra, hệ thống thu hoạch, cất trữ nước mưa cùng hệ thống ủ phân sinh học cũng được trang bị giúp cuộc sống trở nên bền vững và thân thiện với môi trường hơn.
Sân vườn xanh mát, rộng rãi ôm trọn các khối nhà giúp không gian sinh hoạt luôn trong lành và dễ chịu
Điện năng lượng mặt trời cũng được Kottayam House khai thác phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước nóng của gia đình
Các loại cây địa phương được lựa chọn để không tốn nhiều công chăm sóc
Ở Kottayam House, không gian sinh hoạt được phân chia thành 3 khối nhà một cách rõ ràng theo mức độ riêng tư. Khối thứ nhất bao gồm gara, hành lang và 1 phòng khách. Khối thứ hai là không gian diễn ra các hoạt động chung, có phòng sinh hoạt gia đình – ăn, phòng bếp, khu vực sinh hoạt cho người làm ở phía sau và thư viện ở tầng 2. Khối thứ ba là không gian nghỉ ngơi của gia đình với phòng ngủ master và phòng ngủ cho khách ở tầng 1, còn tầng 2 gồm 2 phòng ngủ cho các con.
Hành lang dài chạy ngang qua các khối nhà giúp không gian trong nhà liền mạch và liên kết chặt chẽ với nhau
Phòng khách gọn gàng, thanh lịch với bộ ghế sofa màu xanh hải quân bắt mắt
Phòng ăn trải dài ra một sân hiên bên ngoài tạo nên không gian sinh hoạt chung ấm cúng, đông vui, rộng thoáng
Phân chia rõ ràng các khu vực tạo điều kiện để các hoạt động sinh hoạt và nghỉ ngơi trong nhà diễn ra cùng lúc mà không ảnh hưởng tới nhau
Xây dựng Kottayam House theo các khối nhà có độ dài khác nhau đặc biệt giúp công trình có thêm nhiều mặt thoáng hơn để khai thác
Với thời tiết oi bức đặc trưng của Kottayam, KTS cho ra hàng loạt các giải pháp cách nhiệt đã được sử dụng. Có thể kể đến như hốc gió trên trần, tháp gió phía trên cầu thang, hệ thống thoát khí trong phòng ngủ, mái ngói đất sét nung, sơn cách nhiệt…
Các căn phòng, hành lang với độ cao trần lớn giúp không gian thêm thoáng đãng, rộng rãi
Tháp gió phía trên cầu thang có khả năng hút và đẩy gió, hoạt động như một máy lạnh tự nhiên, làm mát cho ngôi nhà
Mái nhà được lấy cảm hứng từ các cung điện cũ của Travancore và thiết kế theo phong cách tối giản dựa trên kiến trúc Kerala truyền thống
Phần mái dài rộng có vai trò như một tán ô lớn, cản lại phần lớn lượng ảnh sáng mặt trời trực tiếp đi vào nhà
Kích thước khung cửa sổ được tính toán cẩn thận theo hướng gió và vị trí, tạo nên khả năng thông gió chéo cho công trình
Nhờ đó, dù ngày hay đêm, không gian cũng vô cùng thoải mái, mát mẻ
Gia đình giờ đây không còn phải phụ thuộc vào điều hòa hay các thiết bị làm mát khác
Khởi nguồn từ lượng ánh sáng tự nhiên dồi dào mà không nóng, ý tưởng thiết kế, trang trí không gian gợi lên một bầu không khí ấm áp và thân thiện được hình thành. Mỗi góc trong nhà đều được thiết kế tỉ mỉ từ màu sắc cho tới vật liệu và kiểu dáng nội thất.
Một sân trong được mở ra phía sau phòng bếp, giúp khu vực lấy sáng và thông gió hiệu quả
Thư viện ngập tràn ánh sáng
Góc nghỉ ngơi trên bục cửa sổ cho các cô con gái thả hồn cùng thiên nhiên tươi đẹp bên ngoài
Những viên gạch thô mộc cũng được sắp xếp tạo thành những hoa văn trang trí tự nhiên, đơn giản mà gần gũi cho không gian
Cầu thang xương cá kết hợp với giá trưng bày chứa đầy các đồ trang trí tạo cảm giác mỗi lần đi qua là một lần tiến vào triển lãm
Các thiết bị nội thất bằng gỗ nguyên khối với kiểu dáng độc đáo mang lại những điểm nhấn hút mắt cho không gian
Không gian của Kottayam House luôn an lành, ấm áp, tràn ngập tiếng cười vui vẻ của gia đình trong những cơn gió mát. Ngôi nhà đem đến môi trường sống thân thiện, trong lành với cả con người và đất mẹ thiên nhiên.
Thông tin công trình:
Tên công trình: Kottayam House
Địa điểm: Kerala, Ấn Độ
Diện tích: 353m2/1335m2
Thiết kế: Amrutha Kishor, Elemental
Ảnh: Justin Sebastian
Bài viết: Ngọc Mai
Không gian dạng mái vòm liên tiếp và xếp chồng nhau của công trình mang đến sự thông thoáng và rộng rãi đến bất ngờ
Trao đổi với đội ngũ KTS, chủ nhà mong muốn ngôi nhà có không gian mở, tạo điều kiện cho các thành viên có thể tận hưởng thiên nhiên nhiều nhất có thể. Nhưng với địa thế xung quanh: ngõ hẹp, nhà hàng xóm san sát nhau, cây xanh không nhiều thì đây là một thách thức không nhỏ. Lúc này, bài toán đặt ra với đội ngũ KTS chính là việc phải tạo ra không gian thoáng đãng, mang cây xanh, nắng và gió vào trong nhà càng nhiều càng tốt nhưng vẫn phải đảm bảo sự thoải mái.
Nhìn từ bên ngoài, khung lưới sắt ở cửa và gam màu xám ở trong tạo cảm giác tối và bí nhưng thực tế thì không như vậy
Khu đất có bề rộng 7m phía trước, 8.6m ở phía sau. Độ rộng mở dần về phía sau nên các khu vực sinh hoạt chính sẽ được bố trí sau nhà, phía trước là khoảng sân để tạo sự thoáng mát. Toàn bộ không gian được thiết kế dạng mở theo yêu cầu của gia chủ. Với không gian mở như vậy, việc điều chỉnh kết cấu nhà tạo sự vững chãi rất quan trọng. Do việc dùng cột trụ chống giữa nhà sẽ gây cảm giác chật chội, các KTS đã chọn dạng trần mái vòm vừa giúp tăng độ chịu lực, tạo hệ khung chắc chắn, vừa giúp không gian nhà thêm rộng thoáng và có sự chuyển tiếp.
Đội ngũ KTS sử dụng dạng mái vòm tạo khung kết cấu cho công trình thay vì dựng cột trụ giữa nhà gây tốn diện tích
Toàn bộ ngôi nhà có 3 không gian vòm xếp theo thứ tự như sau: khoảng hiên nhà và khu vực sinh hoạt chung ở tầng trệt, khu vực học tập và làm việc ở trên tầng 2. Nếu mở toàn bộ cửa thì 3 không gian vòm này có sự kết nối xuyên suốt từ trước ra sau, mang đến cảm giác gần như ở ngoài trời.
Khoảng hiên nhà gồm cửa ra vào, liên kết với sân trước qua tấm lưới kim loại họa tiết là không gian vòm rộng nhất, nơi có thể đón gió và nắng
Không gian vòm thứ 2 gồm phòng khách và bếp, phân tách với không gian vòm thứ nhất qua 1 cánh cửa. Không gian vòm thứ 3 là phòng học và làm việc ở trên tầng
Hình ảnh 3 mái vòm mềm mại, chuyển tiếp nhẹ nhàng giữa các không gian
Để tăng cảm giác tự nhiên, các KTS đã bố trí xen kẽ cây xanh ở trong nhà, từ trước ra sau, từ dưới lên trên. Trên phần mái vòm bê tông có in họa tiết vân tre, vừa giúp tăng tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo được hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Ngoài ra, khoảng trống giữa không gian vòm như lam hay giếng trời giúp điều hòa không khí và đón ánh sáng.
Các ô giếng trời đón sáng, hệ lam giúp lưu thông không khí tạo nên cảm giác tự do ngay cả khi ở trong nhà. Mái vòm họa tiết vân tre đẹp mắt, ấn tượng
Khoảng trống ở giữa các không gian vòm cũng chính là khu vực di chuyển chính trong nhà với cầu thang và hành lang liên kết các tầng, các phòng. Hệ cửa kính cũng hỗ trợ đón nắng tự nhiên vào nhà, tạo cảm giác thoải mái và ấm cúng
Ở bất cứ khu vực nào trong nào, các thành viên đều có thể cảm nhận được sự biến đổi đa dạng của gió, ánh nắng theo từng thời điểm trong ngày, qua từng mùa khác nhau
Trong ngôi nhà mái vòm này, ánh sáng và gió luôn hiện hữu ở mọi nơi. Không gian trong ngoài linh hoạt tạo nên cảm giác thư thái, mát mẻ mặc cho thời tiết nóng bức, oi ả của TP Hồ Chí Minh. Sự đặc biệt của ngôi nhà đã được gia chủ và đội ngũ KTS miêu tả thông qua cụm từ đấy tình hình tượng: “căn phòng ngoài trời”.
Thông tin chi tiết công trình:
Tên công trình: Nhà Mái Vòm
Đơn vị thiết kế: Thiết kế: Sda. – SANUKI DAISUKE Architects
Kiến trúc sư chủ trì: Sanuki Daisuke, Tieu Dong Phuong
Đơn vị thi công: M&E: Công ty Technical Hung Viet
Địa điểm: Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Ảnh: Hiroyuki Oki
Bài viết: Thu Hằng
Đúng như tên gọi của mình, Tole House được bao bọc bằng tôn với thiết kế đơn giản, không cầu kỳ. Tuy nhiên, trái ngược với vẻ bề ngoài, mỗi không gian bên trong Tole House đều mở ra mảng xanh tươi mát, tạo ra không gian sống lý tưởng cho gia đình 3 thế hệ tại thành phố biển Vũng Tàu.
Tole House với vẻ ngoài ấn tượng và độc đáo tại thành phố biển Vũng Tàu
Do khả năng kinh tế có hạn, gia chủ quyết định tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng để đầu tư cho phần thiết bị nội thất. Vì thế, thiết kế của Tole House ưu tiên không gian tối giản bên ngoài nhưng đầy đủ công năng bên trong. Xuất phát từ điểm đó, nhóm KTS đã lên ý tưởng thiết kế sử dụng kết cấu khung sắt và vật liệu tôn sóng sơn màu trắng thay cho gạch và bê tông bao quanh căn nhà.
Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, việc sử dụng vật liệu cũng phần nào thể hiện được tính cách mạnh mẽ, quyết đoán của gia chủ
Lớp tôn bao che bên ngoài là tôn xốp cách nhiệt giúp ngôi nhà mát mẻ hơn vào những ngày hè oi ả, nóng bức
Cửa sổ lật – mở cùng hệ cửa ra vào bằng song sắt giúp không gian sống luôn được thông gió và đón sáng
Điểm ấn tượng nhất trong thiết kế của Tole House là những mảng xanh được bố trí đan xen không gian sống, kết hợp với hệ giếng trời lấy sáng, giúp thanh lọc không khí và tạo nên sự tươi mới. Quan trọng hơn cả là hiệu quả mang thiên nhiên đến gần hơn với con người.
Cây xanh trồng ở khoảng thông tầng, mang đến năng lượng tích cực cho ngôi nhà
Mỗi góc nhà đều được bố trí cây xanh hài hòa
Cây xanh được trồng ở những vị trí thuận tiện cho việc thông gió, đón sáng, đảm bảo sự sinh trưởng
Những khe hở từ giếng trời và các ô cửa sổ cùng cửa chính tạo nên một bản nhạc ánh sáng lung linh đẹp mắt
Mọi không gian ở tầng 1 đều được nhận ánh sáng từ các khoảng giếng trời
Nhờ đó, khu bếp trở nên thoáng đãng, sáng sủa hơn hẳn
Không chỉ có cây trồng chủ đạo, các cây phụ nhỏ nhắn hơn cũng được bố trí khéo léo ở các vị trí khác nhau ở quanh nhà
Không gian sống của Tole House tựa như một khu vườn với rất nhiều loại cây, giúp cho tinh thần của các thành viên trong gia đình thoải mái và thư giãn hơn
Những góc nhìn xanh tươi và bình yên với nắng gió chan hòa
Tole House có diện tích 103m2 bao gồm 2 tầng. Tầng 1 là không gian của sân để xe, phòng khách, bàn ăn, nhà bếp, phòng vệ sinh và một phòng ngủ. Tầng 2 gồm phòng thờ, hai phòng ngủ và phòng vệ sinh. Vì Tole House là căn nhà dành cho nhiều thế hệ cùng sinh sống, nên thiết kế công năng cũng đồng thời đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các thành viên trong gia đình, từ khu vực thờ trang nghiêm cho đến lưới chơi trẻ em…
Khu vực để xe và phòng khách với độ cao sàn khác nhau để phân chia không gian
Bồn rửa tay được đặt ngay ở phía ngoài, giúp thuận tiện trong sinh hoạt
Nội thất được sử dụng chủ yếu bằng gỗ, mang đến sự ấm cúng cho không gian
Các lớp vách thạch cao kết hợp với các ô giếng trời thông thoáng, cùng hệ cây xanh đan xen giúp ngôi nhà luôn mát mẻ và sáng sủa
Sàn bê tông mộc mạc hài hòa cùng bàn ghế gỗ với chi tiết trạm trổ sắc nét
Phòng khách có tầm nhìn ra giếng trời, cây xanh thoáng đãng
Phòng khách và phòng ăn được thiết kế liền mạch giúp mọi người dễ dàng trao đổi, giao tiếp với nhau
Khu bếp gọn gàng, và đặc biệt vô cùng thoáng mát, không sợ bị ám mùi khi nấu nướng
Hệ tủ sát trần ngăn nắp, khoa học, góp phần tiết kiệm diện tích
Sự kết hợp đồng bộ giữa bàn ăn và cầu thang bằng gỗ giúp không gian thêm phần sang trọng, ấn tượng
Cầu thang thanh mảnh dẫn lên tầng 2 của ngôi nhà
Khu thờ riêng biệt, đầy trang nghiêm và thoáng sáng.
Cũng như ở tầng 1, bồn rửa tay được đặt bên ngoài giúp gia chủ dễ dàng vệ sinh
Phòng tắm phía bên trong cũng tràn ngập ánh sáng
Đối diện khu vực thờ là không gian vui chơi của trẻ nhỏ
Lưới an toàn giúp các con có thể thư giãn và giải trí ngay trong chính căn nhà của mình
Phòng ngủ tối giản và không có TV, mang đến sự nghỉ ngơi tuyệt đối
Khi tốc độ đô thị hóa ngày càng trở nên mạnh mẽ, con người lại càng muốn tìm kiếm cách sống xanh, hòa mình với thiên nhiên. Và đặc biệt, nhờ những khoảng xanh này, các thành viên trong gia đình dường như gắn bó với nhau hơn. Tole House chính là ví dụ điển hình trong việc mang thiên nhiên vào không gian sống mà gia chủ Việt có thể tham khảo và học hỏi.
Thông tin công trình:
Tên công trình: Tole House
Địa điểm: Vũng Tàu
Diện tích: 103m2
Đơn vị thiết kế: H2
Năm hoàn thành: 2020
Ảnh: Quang Trần
Bài viết: Minh Trang
Xây một ngôi nhà không dễ, xây một ngôi nhà mà chi phí đầu tư hợp lý lại càng khó hơn. Rất nhiều gia chủ Việt đã gặp những tình huống “tiền mất tật mang” khi xây nhà, ngốn bộn tiền mà không gian nhà ở vẫn bất tiện, không như mong muốn. Nhận thấy tình hình thực tế, KTS Võ Thế Duy đã chỉ ra 4 cách hữu hiệu để giúp các gia chủ Việt tiết kiệm chi phí xây nhà.
Trước tiên, KTS cho rằng gia chủ cần đánh giá các nhu cầu không gian sử dụng rõ ràng. Ngoài không gian phòng ngủ, phòng bếp, phòng khách, phòng vệ sinh thì phòng làm việc, phòng giải trí,… gia chủ có yêu cầu như nào, tùy trường hợp mà có thể giảm về diện tích hoặc loại bỏ không gian không cần thiết.
Bên cạnh đó, gia chủ nên suy nghĩ về việc nhóm các không gian chung (không gian có chức năng tương tự lại với nhau), như bếp – ăn, khách – ăn, học – sinh hoạt chung…
Thiết kế không gian sinh hoạt chung gồm phòng khách – bếp ăn liền mạch sẽ giúp các gia chủ tiết kiệm chi phí xây dựng (Nguồn ảnh: D.C.G House)
Nhóm các không gian có giá trị khi lựa chọn giải pháp bao che. Các không gian mở, sinh hoạt chung thì giải pháp bao che có thể giảm bớt, vừa tiết kiệm chi phí, vừa tạo sinh khí môi trường thông thoáng cho khu vực này.
Không gian thiết kế mở để tận dụng ánh sáng và gió trời tự nhiên (Nguồn ảnh: The Tiamo House)
Càng ít không gian thì việc xây dựng cũng như bảo trì càng tiết kiệm và nhanh chóng.
Kinh phí eo hẹp thì không nên dàn trải việc đầu tư cho mọi không gian trong nhà. Điển hình là đa số người Việt quan tâm tới phòng khách, thì khu vực này có thể đầu tư kinh phí cho vật liệu hoàn thiện hay nội thất như bàn trà, ghế sofa,…
Nhờ tối ưu vật liệu và phương pháp thi công đơn giản, đôi vợ chồng trẻ chỉ tốn 300 triệu đồng để cải tạo lại toàn bộ căn hộ 74m2 (Nguồn ảnh: Tô House)
Việc tận dụng những vật liệu cũ như gạch, ngói, gỗ, cửa cũ hay dùng các vật liệu địa phương sẽ tiết kiệm được chi phí mua vật liệu, chi phí vận chuyển.
Ngoài ra,tận dụng cảnh quan xung quanh đối với những công trình có diện tích đất trống cũng rất được xem trọng. Ví dụ như tận dụng bóng cây, hồ nước để lấy bóng râm, lấy gió làm mát.
Nhà 75% là tường kính nhưng vẫn thoáng mát nhờ tận dụng lớp da thực vật tự nhiên (Nguồn ảnh: Nhà nhỏ ở phố Bắc Cầu)
Trên đây là 4 cách tiết kiệm tối đa kinh phí xây dựng được KTS Võ Thế Duy chỉ ra sau nhiều kinh nghiệm thực tế. Happynest hy vọng bạn đọc sẽ có được những thông tin hữu ích để xây sửa, cải tạo nhà cửa của mình với chi phí hợp lý.
Nguồn: plo.vn
Giải thưởng Kiến trúc Pritzker lần thứ 44 đã chính thức gọi tên KTS, nhà giáo dục, nhà hoạt động xã hội Diébédo Francis Kéré, người mang đến làn gió mới cho những quốc gia nghèo với triết lý “kiến trúc vị nhân sinh”.
Ngày 15/3/2022, tại lễ trao giải Pritzker lần thứ 44, Chủ tịch Quỹ Hyatt, Tom Pritzker đã chính thức công bố người chiến thắng giải thưởng Kiến trúc Pritzker năm 2022 là KTS 57 tuổi, Diébédo Francis Kéré. Ông là người thứ 51 vinh dự nhận giải thưởng “Nobel Kiến trúc” năm nay và cũng là KTS châu Phi đầu tiên đạt danh hiệu cao quý này.
Với hoạt động kiến trúc vì cộng đồng, đặc biệt ở những quốc gia nghèo khó, trải qua nhiều khó khăn, Francis Kéré đã được tôn vinh vì biết cách “kết hợp những vật liệu địa phương, xây dựng những cơ sở hiện đại có giá trị vượt qua cả kiến trúc, giúp phục vụ và ổn định tương lai của cộng đồng”.
Bản thân Kéré sinh ra và lớn lên tại Gando, Burkina Faso – một trong những quốc gia nghèo nhất và có trình độ học vấn thấp nhất thế giới, một vùng đất thiếu trầm trọng nước sạch, điện dân dụng và cơ sở hạ tầng, chưa nói đến kiến trúc. Vì vậy, bản thân ông luôn mong muốn mang đến những gì tốt đẹp nhất cho các vùng nghèo khó thông qua kiến trúc.
“Tôi hi vọng có thể thay đổi những khuôn mẫu, thúc đẩy mọi người mơ ước và vượt qua rủi ro. Không phải vì giàu nên mới lãng phí vật chất, cũng không phải vì bạn nghèo mà không tạo ra những thứ chất lượng, […] Mọi người đều xứng đáng có được những thứ chất lượng, xứng đáng với sự sang trọng và thoải mái. Chúng tôi đều có chung mối quan tâm về khí hậu, về dân chủ và cả những điều thiếu thốn”, vị KTS hai quốc tịch Faso và Đức chia sẻ.
“Ở Francis Kéré có sự hiện diện của kiến trúc tiên phong, bền vững với trái đất và cư dân, những người có cuộc sống nghèo khó. Ông ấy là KTS, là người phục vụ bình đẳng, cải thiện cuộc sống cho vô số cư dân ở những vùng đất tưởng chừng như bị lãng quên”, Chủ tịch Pritzker đánh giá cao những gì KTS Kéré đã làm được trong sự nghiệp của mình, “Thông qua những tòa nhà mà ông ấy thực hiện, vẻ đẹp, sự khiêm tốn, táo bạo, sáng tạo cũng như bằng sự toàn vẹn của kiến trúc và phong cách riêng của mình, Kéré đã đề cao sứ mệnh của Giải thưởng một cách đầy tinh tế”.
Là con trai trưởng của trưởng làng tại Gando và là người đầu tiên được tới trường, cảm nhận đầu tiên của Féré về kiến trúc chính là lớp học tồi tàn, thiếu thông gió và ánh sáng, với hơn một trăm học sinh phải ngồi học hàng giờ trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Năm 1985, ông đến Berlin nhận học bổng nghề mộc, ban ngày học lợp mái nhà, làm đồ nội thất và lên lớp trung cấp vào ban đêm. Năm 1995, ông được nhận học bổng tại trường Technische Universität Berlin (Berlin, Đức), tốt nghiệp năm 2004 với bằng cấp cao về kiến trúc.
Với những ấp ủ khi còn trẻ về một ngày sẽ mang đến không gian tốt hơn cho trường học, đặc biệt những vùng khí hậu khắc nghiệt, để việc dạy và học trở nên thú vị, năm 1998 ông đã thành lập Quỹ Kéré để gây quỹ và vận động xây dựng lớp học thoải mái dành cho trẻ em.
Công trình đầu tiên của ông là Trường tiểu học Gando tại quê hương, hoàn thành năm 2001, được chính những người dân ở đây xây dựng dưới sự hướng dẫn của kiến trúc sư bằng “các dạng vật liệu bản địa và kỹ thuật hiện đại”. Dự án này đã giúp ông giành Giải thưởng Aga Khan về Kiến trúc năm 2004, sau này dẫn đến sự ra đời của công ty kiến trúc của riêng ông, Kéré Architecture (có trụ sở tại Berlin, Đức).
Tiếp nối thành công này, Francis Kéré tiếp tục triển khai những dự án “vị nhân sinh” với các cơ sở y tế, trường tiểu học, trung học khắp những vùng đất nghèo như Burkina Faso, Kenya, Mozambique và Uganda.
Chủ nhân của giải Pritzker 2022 chia sẻ: “Tôi lớn lên ở nơi không có đến một trường mẫu giáo, nhưng cộng đồng chính là gia đình lớn, chăm sóc cho nhau, ngôi làng là sân chơi. Tôi nhớ căn phòng mà bà tôi thường ngồi và kể chuyện, chỉ có chút ánh sáng lọt qua, trong khi chúng tôi ngồi túm tụm gần nhau nghe giọng của bà ở căn phòng nhỏ mà tôi cảm thấy an toàn. Đó là cảm nhận đầu tiên của tôi về kiến trúc”.
Chính vì vậy, cách thể hiện thơ mộng về ánh sáng luôn có sự nhất quán trong các dự án của Kéré. “Những tia những lọc vào các tòa nhà, sân chơi, không gian đệm, bất chấp khí hậu khắc nghiệt giữa trưa, mang đến không gian yên bình, sum vầy”.
Ngoài trường học và cơ sở y tế, Kéré cũng thực hiện nhiều dự án khác tại châu Phi bao gồm hai tòa nhà quốc hội: tòa nhà Quốc hội Burkina Faso (Ouagadougou, Burkina Faso) và tòa nhà Quốc hội Benin (Porto-Novo, Cộng hòa Benin); TStartup Lions Campus (2021, Turkana, Kenya), một khuôn viên công nghệ thông tin và truyền thông, Viện Công nghệ Burkina (Giai đoạn I, 2020, Koudougou, Burkina Faso) bao gồm các bức tường đất sét có thể làm mát.
Với lối kiến trúc bắt nguồn sâu xa từ những kinh nghiệm và vốn sống của mình ở Gando, Kéré đã truyền tải văn hóa truyền thống Tây Phi ra thế giới, đặc biệt là thực hành “giao tiếp dưới gốc cây thiêng để trao đổi ý tưởng và trò chuyện”. Trên thực tế, năm 2017 tại Serpentine Pavilion, KTS người Gando đã tưởng tượng ra cấu trúc giống hình cây với một mái nhà tách rời và những bức tường cong được tạo thành từ các mô-đun màu chàm hình tam giác, màu đại diện cho sức mạnh trong nền văn hóa của ông. Bên trong pavilion, nước mưa được dẫn vào trung tâm, làm nổi bật hiện trạng khan hiếm nước trên toàn thế giới.
Bên cạnh những hoạt động kiến trúc thiết thực ở châu Phi, ông cũng ghi dấu ấn đáng kể ở Đan Mạch, Đức, Ý, Thụy Sỹ, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.
Một số dự án nổi tiếng khác của ông còn có Xylem Léo Doctors’ Housing (2019, Léo, Burkina Faso), Trường trung học Lycée Schorge (2016, Koudougou, Burkina Faso), Vườn quốc gia Mali (2010, Bamako, Mali) và Làng Opera (Giai đoạn I, 2010, Laongo, Burkina Faso).
Trong sự nghiệp của mình, ông cũng đi thỉnh giảng tại nhiều trường đại học lớn như Trường Đại học Harvard, Trường Kiến trúc Yale. Ông cũng là thành viên danh dự của Viện Kiến trúc Hoàng gia Canada (2018) và Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (2012) và là thành viên điều lệ của Viện Kiến trúc Hoàng gia Anh (2009).
Dịch: Vũ Hương | Nguồn: Tổng hợp