ƯU ĐIỂM CỦA MỘNG GỖ TRONG NỘI THẤT

Trong các công nghệ áp dụng vào nội thất thì kỹ thuật ghép mộng gỗ là công nghệ đòi hỏi sự tập trung và tỉ mỉ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ghép mộng là như thế nào?

Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về mộng gỗ, kỹ thuật ghép mộng và điểm mạnh của nội thất từ liên kết mộng so với nội thất liên kết thông thường.

1. Mộng gỗ là gì?

Mộng gỗ là việc sử dụng các công cụ làm mộc không giống nhau gia công lên thanh gỗ để tạo 2 loại mộng: Mộng âm và mộng dương.

Đây là loại ghép không cần qua các vật dụng trung gian. Hình dáng và kích thước của mộng sẽ dựa vào cấu tạo và tính toán cụ thể của kết cấu.

Nhờ có mộng mà các sản phẩm nội thất như giường, tủ quần áo, bàn ghế,… không cần các vật giữ nối như đinh mà vẫn gắn kết vững chắc, sử dụng lâu.

2. Nguồn gốc ghép mộng

Nhật Bản tôn sùng kỹ thuật ghép mộng như một tôn giáo, nghệ thuật

Theo quan niệm xưa, kỹ thuật ghép mộng mang đậm triết lý phong thủy.

Kỹ thuật đóng mộng đã có từ rất lâu và được biết tới đầu tiên là tại Trung Hoa cổ đại với các hiện vật, công trình còn tồn tại tới ngày nay.

Sau này, nó dần trở nên phổ biến ở hầu hết các quốc gia theo Nho giáo. Rồi lan rộng tới khắp châu Á và truyền bá tới phương Tây qua giao thương, buôn bán.

Người Nhật Bản dùng sự sáng tạo nhằm giải quyết vấn đề tạo ra được căn nhà bền, đẹp và chịu được cơn rung chấn của các trận động đất. Ghép mộng còn có tên gọi khác là “Kanawatsugi”.

Cách mà người Nhật tạo ra sản phẩm nội thất liên kết từ mộng gọi là nghệ thuật. Họ biết cách tạo ra các liên kết mộng vô cùng độc đáo nhưng hiệu quả.

3. Cách thực hiện kỹ thuật đóng mộng

Để có thể ghép được mộng gỗ người thợ thi công sẽ rất hao tổn tinh lực do kỹ thuật ghép nối rất phức tạp, tinh vi với độ chính xác cao đến từng chi tiết nhỏ

Để có thể ghép được mộng người thợ thi công sẽ rất hao tổn tinh lực do kỹ thuật ghép nối rất phức tạp, tinh vi với độ chính xác cao đến từng chi tiết nhỏ. Nhưng lợi ích khi ghép các mộng là giúp cho các đầu nối gắn kết chặt chẽ dù gỗ có thể không cùng kết cấu vẫn thực hiện được.

Hiểu đơn giản thì kỹ thuật đóng mộng là sự kết hợp của một thanh gỗ lõm và một thang gỗ lồi. Người ghép phải làm sao để khiến hai thanh gỗ khăng khít đến từng mm.

Hiện tại kỹ thuật ghép mộng có nhiều kiểu khớp nối để kết hợp 2 thanh gỗ với nhau. Ví dụ:

  • Điển hình kiểu khớp nối mộng hình tẩu thuốc,
  • Mộng nêm đinh gỗ,
  • Mộng hình đám mây,
  • Mộng kẹp đầu,
  • Mộng vuông,
  • Mộng oval,…

4. Ưu điểm của nội thất từ liên kết mộng so với nội thất thông thường

Ghép mộng gỗ nâng cao tuổi thọ cho sản phẩm nội thất
  • Gắn kết bền vững và vô cùng tinh tế
  • Nâng cao tuổi thọ cho sản phẩm nội thất
  • Giữ được phần lớn bản chất và màu sắc của gỗ
  • Khả năng chịu lực tốt

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan tới kỹ thuật ghép mộng gỗ. Hi vọng với những thông tin trong bài viết, các bạn đã có thêm kiến thức hữu ích để áp dụng vào trong thực tế.

Ngoài ra, Tavico Home có các sản phẩm nội thất áp dụng kỹ thuật mộng gỗ không chỉ mẫu mã đẹp mà còn chất lượng cao. Thông tin các sản phẩm dưới đây.

Bộ bàn 4 ghế KAGAWA – Gỗ tần bì màu tự nhiên: https://noithattavico.com/bo-ban-4-ghe-kagawa-go-tan-bi-mau-tu-nhien/

Bộ bàn 4 ghế EHIME – gỗ tần bì màu nâu: https://noithattavico.com/bo-ban-4-ghe-kagawa-go-tan-bi-mau-nau/

Bộ bàn 6 ghế KAGAWA – gỗ tần bì màu tự nhiên: https://noithattavico.com/bo%cc%a3-ban-6-ghe-kagawa-go%cc%83-tan-bi-mau-tu%cc%a3-nhien/

Bộ bàn 6 ghế KAGAWA – gỗ tần bì màu nâu: https://noithattavico.com/bo%cc%a3-ban-6-ghe-kagawa-go%cc%83-tan-bi-mau-nau/

Facebook: https://www.facebook.com/TavicoHome

Instagram: https://www.instagram.com/noithattavico/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *