CHỦ NGHĨA TỐI GIẢN – THE MORE OF LESS

Chủ nghĩ tối giản len lỏi vào đời sống chúng ta như thế nào?

Chủ nghĩa tối giản lần đầu xuất hiện vào những năm 60s và trở nên phổ biến vào năm 2011 nhờ cái tên Marie Kondo cùng tác phẩm “The Life-Changing Magic of Tidying Up: The Japanese Art of Decluttering and Organizing”, chủ nghĩa tối giản đã và đang trở thành phong cách sống của thời đại.

Tại Việt Nam, lối sống tối giản cũng dần trở thành kim chỉ nam của nhiều người, bởi nó giúp họ sàng lọc những thứ không cần thiết và tập trung vào những thứ quan trọng hơn. Bằng chứng là trong vòng 5 năm trở lại đây, “tối giản” dần trở thành một từ khoá phổ biến, cùng với sự ra đời của nhiều hội nhóm chia sẻ về chủ đề tối giản trên mạng xã hội.
Chủ nghĩa tối giản đang len lỏi vào từng khía cạnh của đời sống người Việt như thế nào? Và liệu phong cách sống này có khiến họ hạnh phúc hơn?

Mua ít đi, chọn kĩ, sử dụng lâu dài

Với nền kinh tế phát triển nhanh và tầng lớp trung lưu đang gia tăng, ngày càng có nhiều thương hiệu quốc tế chọn Việt Nam làm miền đất hứa, các thương hiệu nội địa cũng ngày một lớn mạnh. Tuy chất lượng sống được nâng cao, trải nghiệm cũng thêm phần đa dạng, nhưng thực tế là người Việt đôi lúc cũng cảm thấy lạc lối giữa “ma trận lựa chọn”.

Trước sự bão hoà trong lựa chọn đó, người tiêu dùng buộc phải xem xét lại mối quan hệ của họ và việc mua sắm. Thay vì chạy theo số lượng và giá rẻ, người tiêu dùng đang dần chuyển sang xu hướng mua ít đi, đồng thời tiêu chuẩn lựa chọn các món đồ cũng trở nên khắt khe hơn.

Khái niệm “Cost per use — Giá trị của món đồ được tính bằng số lần bạn sử dụng nó”, thông qua chia sẻ của các nhà sáng tạo nội dung và truyền thông, cũng trở nên quen thuộc với mọi người hơn. Một món đồ chất lượng tốt và bền, tuy có giá thành cao nhưng sẽ phục vụ bạn tốt và lâu hơn, đồng thời cắt giảm đi các chi phí bảo trì khác.

Tuy nhiên, mua ít đi không đồng nghĩa với việc bó buộc mình trong một nếp sống giới hạn. Ngược lại, nó thúc đẩy người tiêu dùng nhìn sâu vào nhu cầu của mình, và đặt câu hỏi về công năng và mục đích sử dụng trước khi quyết định có mua thêm một món đồ hay không.

bo-ban-ghe-kagawa-chu-nghia-toi-gian
Bộ bàn ghế Kagawa là một ví dụ điển hình về nội thất tối giản.

Thiết kế tinh giản

Chủ nghĩa tối giản lần đầu hiện hữu vào năm 1965 bởi triết gia nghệ thuật người Anh, Richard Wollheim, qua bài tiểu luận mang tên “Minimal Art”. Đến nay, thẩm mỹ tối giản tồn tại trong rất nhiều khía cạnh nghệ thuật của xã hội: từ không gian sống, nội thất, đồ gia dụng cho đến thời trang và thậm chí là các thiết bị điện tử.

Trong không gian sống của người Việt đang ngày càng tối giản, mở đường cho các nếp sống mới chỉn chu và hiện đại hơn. Các sản phẩm được làm từ chất liệu thô mộc, hướng về nét đẹp nguyên bản nhất cũng được yêu thích.

Thẩm mỹ tối giản cũng có mối tương quan chặt chẽ với môi trường. Xu hướng kiến trúc tại Việt Nam đang chào đón những không gian đón nắng và thoáng đãng, kết hợp được cây xanh và đồng thời sử dụng những nguyên vật liệu bền vững. Về khía cạnh thời trang, Việt Nam đang chứng kiến sự vươn lên của những chất liệu hữu cơ như linen, cotton và vải lụa.

Không chỉ dừng lại ở kiến trúc và các vật dụng hàng ngày, sản phẩm công nghệ cũng đang dần tối giản trong thiết kế, song vẫn tối ưu về tính năng. Linh kiện cho phần cứng cũng càng lúc nhỏ đi, nhưng vẫn phải giữ được cấu hình mạnh mẽ. Một chiếc laptop mỏng nhẹ nhưng đầy đủ công năng cùng thời lượng pin bền bỉ, ví dụ như dòng sản phẩm laptop Zenbook của ASUS, là một lựa chọn thích hợp với lối sống tất bật của người trẻ hiện đại.

bo-ban-ghe-sancha-chu-nghia-toi-gian
Bộ bàn ghế Sancha với thiết kế tinh giản.

Tư duy tối giản và tâm chánh thiện

Thời gian gần đây, các vấn đề về sức khoẻ tinh thần đang được chú trọng rất nhiều. Những phương pháp thiền hay yoga cũng đang dần trở thành một thói quen không thể thiếu trong đời sống người Việt trẻ. Chủ nghĩa tối giản khuyến khích mọi người nhìn vào bên trong và tìm về chính mình, từ đó đạt được trạng thái chánh niệm và tịnh tâm tối đa (empty state of mind).
Tựa như những vòng tròn đồng tâm, tư duy tối giản giúp chúng ta nhìn thế giới bằng những trải nghiệm từ nội tâm. Mọi trải nghiệm cuộc sống của chúng ta từ đó cũng trở thành chất liệu để nuôi dưỡng tâm hồn.
Như Joshua Becker đã nói trong cuốn The More of Less — “Tối giản là trân trọng những gì ta thấy giá trị nhất, và loại bỏ những gì gây phiền nhiễu cho ta.” — một khi đã hiểu và biết mình muốn gì, chúng ta sẽ xây dựng được cho mình một cuộc sống toàn vẹn và hoàn hảo nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *